Bên tiếng đàn cung nữ

Vua A Dục ngày xưa có người em ruột tên là Thiện Dung. Một hôm vào núi săn bắn chơi Thiện Dung gặp mấy ông Phạm chí ở trần truồng tu khổ hạnh trông thấy rất thương tâm, nhưng chẳng được quả vị gì.

Thiện Dung suy nghĩ:

“Các Phạm chí này đầu đội trời chân đạp đất ăn sương uống gió. Khí lực mòn mỏi, thân thể tiều tụy mà không diệt trừ ái dục được huống chi các ông Sa Môn họ Thích ăn sang, mặc đẹp, ấm lạnh theo mùa, ở nhà cao, nằm giường kỷ hương hoa thơm tho làm gì vô dục được.”

Vua A Dục nghe hoàng đệ bàn luận như thế, ôm lòng lo lắng. Ngài thở ra: Ta chỉ có một đứa em mà chẳng may nó sanh lòng tà kiến e sẽ bị đọa đày nhiều kiếp, ta nên tìm cách trừ ác niệm cho nó mới xong.

Vua liền vào cung ra lệnh cho các kỹ nữ mỗi đứa tự trang điểm cho lộng lẫy cùng đến chỗ Thiện Dung mà đàn ca múa hát cho hay. Nhà vua lại cho mời một vị đại thần thân tín đến bàn riêng:

Trẫm có lập một chút mưu. Nếu khi trẫm sắc chỉ cho người giết hoàng đệ Thiện Dung thì ngươi hãy lên tiếng xin can để quá bảy ngày rồi sẽ giết. Mọi việc khác để trẫm lo liệu.

Về phần các kỹ nữ, tuân lệnh vua đến chỗ Thiện Dung đàn hát vui chơi vô cùng náo nhiệt. Nhưng chưa được bao lâu thì nhà vua giả bất ngờ đi đến. Thấy cảnh hoan lạc sa đọa, nhà vua bừng bừng sát khí mắng quở Thiện Dung: “Sao ngươi cả gan dám cùng kỹ nữ và thê thiếp của ta chơi bời như thế là nghĩa lý gì?”

Thiện Dung chưa kịp trả lời thì nhà vua ra lệnh lâm triều, triệu tập các đại thần gấp.

Trước mặt các quan và Thiện Dung, nhà vua giả bộ buồn rầu nói:

Trẫm chưa già yếu gì, biên cương cũng yên lặng chẳng có giặc giã xâm lăng muôn dân đang sống trong cảnh thái bình, no ấm. Trẫm từng nghe lời ngạn ngữ các bậc cổ hiền nói rằng: Hễ người có phước bốn bể quy phục, mà phước đức mỏng manh thì kẻ vây cánh phản loạn dễ âm mưu, quân địch bốn bể dễ câu kết nhau xâm chiếm đất ta. Nhưng may mà ta tự xét ta chưa đến đỗi phải lâm vào cảnh bi đát khó khăn ấy. Ta rất mừng, vậy mà Thiện Dung ngự đệ ta dám dụ dỗ những kỹ nữ và vợ hầu ta như thế nghĩa là làm sao?

Ta ra lệnh cho các ngươi đem Hoàng đệ ra giữa chợ mà chặt đầu đi cho thiên hạ biết.

Các quan đều ngơ ngác trước cơn thịnh nộ bất thường của Nhà vua, bỗng có một vị đại thần tâu:

Cúi xin Đại Vương tha lỗi cho lời tâu của kẻ hạ thần nầy. Xin Đại Vương vì tình cốt nhục đối với ngự đệ hoãn cho sau bảy ngày rồi sẽ thi hành án tử hình cũng chẳng muộn.

Nhà vua giả vờ lặng lẽ, đợi cho một vài vị đại thần khác thấy ý hay, thêm lời can gián mới gật đầu ưng thuận.

Ngài lại còn ban ân bảo các đại thần đem long bào của Ngài mặc cho Thiện Dung và nói tiếp:

Các ông đưa ngự đệ vào trong cung kín của Trẫm cho bọn kỷ nữ ca hát, đờn địch vui chơi cho chú nó thỏa mãn mấy hôm rồi sẽ hay.

Nhà vua lại dặn riêng vị đại thần kia:

Ngươi mặc áo giáp cho oai cầm chiếc gươm thiệt bén và đến chỗ Hoàng đệ bảo rằng: “Tâu Vương Tử mãn hạn bảy ngày bắt đầu từ nay thì Vương Tử phải bị giết. Vì theo lệnh của Hoàng thượng đã phán quyết. Vậy nên Vương Tử nổ lực mở tung năm căn mà hưởng năm món dục lạc cho thỏa chí, tận hưởng đến cùng kẻo uổng. Nếu Vương tử chẳng tận hưởng để đến khi sắp chết e rằng có ăn năn có luyến tiếc cũng vô ích.”

Qua ngày đầu vui say vị đại thần đến bảo cho Thiện Dung biết chỉ còn sáu ngày nữa là hết hạn. Cứ tuần tự như vậy mỗi ngày ông ta lại đến nhắc, cho đến hôm còn một ngày nữa là mãn hạn. Hôm ấy vị đại thần đến nói với Thiện Dung:

“Thưa Vương Tử, đã hết sáu ngày rồi, sáng mai đây Ngài phải ra pháp trường mà chịu chết, vậy hạ thần khuyên Ngài phải cố hết sức mà hưởng mọi khoái lạc kẻo rồi xuống suối vàng lại tiếc.”

Thấm thoát bảy ngày đã qua, sáng ngày cuối cùng vua A Dục đích thân vào chỗ Thiện

Dung bị giữ, giả bộ thản nhiên hỏi:

Sao? Mấy hôm nay tâm ý của Ngự Đệ đựợc tự do hưởng khoái lạc có sung sướng không?

Thiện Dung đáp:

Tâu Vương huynh, thật Hoàng đệ chẳng thấy chẳng nghe gì cả thì có đâu mà sung sướng?
Sao thế? Mình Ngự đệ mặc long bào vào ở trong cung điện của Vương huynh và cùng với bọn kỹ nữ của Vương huynh mà hưởng vui, lại cùng các món ngự thiện hảo hạng, và biết bao nhiêu tiện nghi khác mà sao Ngự đệ nói chẳng nghe chẳng thấy chẳng vui sướng gì hết.

Ông đổi giọng nói tiếp:

Sao Ngự đệ dám lộng ngôn với Trẫm như thế?

Tâu Vương huynh, Thiện Dung đáp - người đáng chết như Hoàng đệ tuy là mạng căn chưa dứt nhưng so với người đã chết chẳng khác mấy, thì còn lòng dạ nào mà hưởng vui sướng gì nữa.

Nhà vua mỉm cười nói:

Theo Vương huynh nghĩ, thì Ngự đệ chỉ lo cho cái thân một đời hãy còn khổ đến như thế. Khi nghe thân sắp chết, tuy hiện ở trong cảnh ngũ dục mà chẳng thấy vui thú. Có tai mắt cũng như không, huống chi các vị Sa Môn mà Ngự đệ thường gặp hàng ngày? Họ lo nghĩ nỗi khổ não trong ba đời, cứ như thế họ trải qua hàng vạn ức kiếp nhiều thân chịu khổ, thật là cái khổ vô lượng không sao nói cho cùng.

Vì các Ngài nghĩ việc cay đắng này, nên mới xuất gia tu đạo để tìm phương pháp vô vị đạo thế. Nếu các Ngài chẳng tinh tiến tu trì thì sẽ chịu khổ trải qua nhiều kiếp, nhiều đời, Ngự đệ có hiểu như thế không?

Nghe xong, Thiện Dung vương tử mới sáng mắt ra, đến trước vua thưa:

Hoàng đệ nghe những lời Vương huynh dạy mới được tỉnh ngộ: Sanh, Lão, Bệnh, Tử thật là đáng sợ, lo buồn khổ não sẽ trôi lăn mãi chẳng biết khi nào dừng. Cúi xin Vương huynh cho Hoàng đệ được xuất gia cầu đạo cẩn thận mà tu trì.

Vua A Dục vui mừng nói:

Phải lắm! Nhằm lúc! Nhằm lúc!

Sau đó, Thiện Dung từ giã hoàng cung, xuất gia làm Sa Môn tinh tấn tu hành chứng quả A La Hán.

Xem thêm:

Bên tiếng đàn cung nữ

Bên tiếng đàn cung nữ

Vua A Dục ngày xưa có người em ruột tên là Thiện Dung. Một hôm vào núi săn bắn chơi Thiện Dung gặp mấy ông Phạm chí ở trần truồng tu khổ hạnh trông thấy rất thương tâm, nhưng chẳng được quả vị gì.

Thiện Dung suy nghĩ:

“Các Phạm chí này đầu đội trời chân đạp đất ăn sương uống gió. Khí lực mòn mỏi, thân thể tiều tụy mà không diệt trừ ái dục được huống chi các ông Sa Môn họ Thích ăn sang, mặc đẹp, ấm lạnh theo mùa, ở nhà cao, nằm giường kỷ hương hoa thơm tho làm gì vô dục được.”

Vua A Dục nghe hoàng đệ bàn luận như thế, ôm lòng lo lắng. Ngài thở ra: Ta chỉ có một đứa em mà chẳng may nó sanh lòng tà kiến e sẽ bị đọa đày nhiều kiếp, ta nên tìm cách trừ ác niệm cho nó mới xong.

Vua liền vào cung ra lệnh cho các kỹ nữ mỗi đứa tự trang điểm cho lộng lẫy cùng đến chỗ Thiện Dung mà đàn ca múa hát cho hay. Nhà vua lại cho mời một vị đại thần thân tín đến bàn riêng:

Trẫm có lập một chút mưu. Nếu khi trẫm sắc chỉ cho người giết hoàng đệ Thiện Dung thì ngươi hãy lên tiếng xin can để quá bảy ngày rồi sẽ giết. Mọi việc khác để trẫm lo liệu.

Về phần các kỹ nữ, tuân lệnh vua đến chỗ Thiện Dung đàn hát vui chơi vô cùng náo nhiệt. Nhưng chưa được bao lâu thì nhà vua giả bất ngờ đi đến. Thấy cảnh hoan lạc sa đọa, nhà vua bừng bừng sát khí mắng quở Thiện Dung: “Sao ngươi cả gan dám cùng kỹ nữ và thê thiếp của ta chơi bời như thế là nghĩa lý gì?”

Thiện Dung chưa kịp trả lời thì nhà vua ra lệnh lâm triều, triệu tập các đại thần gấp.

Trước mặt các quan và Thiện Dung, nhà vua giả bộ buồn rầu nói:

Trẫm chưa già yếu gì, biên cương cũng yên lặng chẳng có giặc giã xâm lăng muôn dân đang sống trong cảnh thái bình, no ấm. Trẫm từng nghe lời ngạn ngữ các bậc cổ hiền nói rằng: Hễ người có phước bốn bể quy phục, mà phước đức mỏng manh thì kẻ vây cánh phản loạn dễ âm mưu, quân địch bốn bể dễ câu kết nhau xâm chiếm đất ta. Nhưng may mà ta tự xét ta chưa đến đỗi phải lâm vào cảnh bi đát khó khăn ấy. Ta rất mừng, vậy mà Thiện Dung ngự đệ ta dám dụ dỗ những kỹ nữ và vợ hầu ta như thế nghĩa là làm sao?

Ta ra lệnh cho các ngươi đem Hoàng đệ ra giữa chợ mà chặt đầu đi cho thiên hạ biết.

Các quan đều ngơ ngác trước cơn thịnh nộ bất thường của Nhà vua, bỗng có một vị đại thần tâu:

Cúi xin Đại Vương tha lỗi cho lời tâu của kẻ hạ thần nầy. Xin Đại Vương vì tình cốt nhục đối với ngự đệ hoãn cho sau bảy ngày rồi sẽ thi hành án tử hình cũng chẳng muộn.

Nhà vua giả vờ lặng lẽ, đợi cho một vài vị đại thần khác thấy ý hay, thêm lời can gián mới gật đầu ưng thuận.

Ngài lại còn ban ân bảo các đại thần đem long bào của Ngài mặc cho Thiện Dung và nói tiếp:

Các ông đưa ngự đệ vào trong cung kín của Trẫm cho bọn kỷ nữ ca hát, đờn địch vui chơi cho chú nó thỏa mãn mấy hôm rồi sẽ hay.

Nhà vua lại dặn riêng vị đại thần kia:

Ngươi mặc áo giáp cho oai cầm chiếc gươm thiệt bén và đến chỗ Hoàng đệ bảo rằng: “Tâu Vương Tử mãn hạn bảy ngày bắt đầu từ nay thì Vương Tử phải bị giết. Vì theo lệnh của Hoàng thượng đã phán quyết. Vậy nên Vương Tử nổ lực mở tung năm căn mà hưởng năm món dục lạc cho thỏa chí, tận hưởng đến cùng kẻo uổng. Nếu Vương tử chẳng tận hưởng để đến khi sắp chết e rằng có ăn năn có luyến tiếc cũng vô ích.”

Qua ngày đầu vui say vị đại thần đến bảo cho Thiện Dung biết chỉ còn sáu ngày nữa là hết hạn. Cứ tuần tự như vậy mỗi ngày ông ta lại đến nhắc, cho đến hôm còn một ngày nữa là mãn hạn. Hôm ấy vị đại thần đến nói với Thiện Dung:

“Thưa Vương Tử, đã hết sáu ngày rồi, sáng mai đây Ngài phải ra pháp trường mà chịu chết, vậy hạ thần khuyên Ngài phải cố hết sức mà hưởng mọi khoái lạc kẻo rồi xuống suối vàng lại tiếc.”

Thấm thoát bảy ngày đã qua, sáng ngày cuối cùng vua A Dục đích thân vào chỗ Thiện

Dung bị giữ, giả bộ thản nhiên hỏi:

Sao? Mấy hôm nay tâm ý của Ngự Đệ đựợc tự do hưởng khoái lạc có sung sướng không?

Thiện Dung đáp:

Tâu Vương huynh, thật Hoàng đệ chẳng thấy chẳng nghe gì cả thì có đâu mà sung sướng?
Sao thế? Mình Ngự đệ mặc long bào vào ở trong cung điện của Vương huynh và cùng với bọn kỹ nữ của Vương huynh mà hưởng vui, lại cùng các món ngự thiện hảo hạng, và biết bao nhiêu tiện nghi khác mà sao Ngự đệ nói chẳng nghe chẳng thấy chẳng vui sướng gì hết.

Ông đổi giọng nói tiếp:

Sao Ngự đệ dám lộng ngôn với Trẫm như thế?

Tâu Vương huynh, Thiện Dung đáp - người đáng chết như Hoàng đệ tuy là mạng căn chưa dứt nhưng so với người đã chết chẳng khác mấy, thì còn lòng dạ nào mà hưởng vui sướng gì nữa.

Nhà vua mỉm cười nói:

Theo Vương huynh nghĩ, thì Ngự đệ chỉ lo cho cái thân một đời hãy còn khổ đến như thế. Khi nghe thân sắp chết, tuy hiện ở trong cảnh ngũ dục mà chẳng thấy vui thú. Có tai mắt cũng như không, huống chi các vị Sa Môn mà Ngự đệ thường gặp hàng ngày? Họ lo nghĩ nỗi khổ não trong ba đời, cứ như thế họ trải qua hàng vạn ức kiếp nhiều thân chịu khổ, thật là cái khổ vô lượng không sao nói cho cùng.

Vì các Ngài nghĩ việc cay đắng này, nên mới xuất gia tu đạo để tìm phương pháp vô vị đạo thế. Nếu các Ngài chẳng tinh tiến tu trì thì sẽ chịu khổ trải qua nhiều kiếp, nhiều đời, Ngự đệ có hiểu như thế không?

Nghe xong, Thiện Dung vương tử mới sáng mắt ra, đến trước vua thưa:

Hoàng đệ nghe những lời Vương huynh dạy mới được tỉnh ngộ: Sanh, Lão, Bệnh, Tử thật là đáng sợ, lo buồn khổ não sẽ trôi lăn mãi chẳng biết khi nào dừng. Cúi xin Vương huynh cho Hoàng đệ được xuất gia cầu đạo cẩn thận mà tu trì.

Vua A Dục vui mừng nói:

Phải lắm! Nhằm lúc! Nhằm lúc!

Sau đó, Thiện Dung từ giã hoàng cung, xuất gia làm Sa Môn tinh tấn tu hành chứng quả A La Hán.

Xem thêm:
Đọc thêm..